Chia sẻ kiến thức sơ cứu bệnh hen suyễn

  Tôi có một người bác năm nay đã ngoài 60 tuổi, bác tôi là người có cuộc sống cực kỳ lành mạnh nhưng không hiểu sao độ gần đây lại đột nhiên ho nhiều, ho từng cơn dữ dội, ho đến chảy nước mắt. Bác còn bị ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi, người bồn chồn, nôn nao … Các triệu chứng này xuất hiện rõ rệt hơn khi về đêm và sáng sớm. Anh con bác tôi đưa đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bác bị hen suyễn rồi kê đơn cho thuốc về uống.

  Khi về nhà,mấy ngày sau bác tôi đột nhiên khó thở, Bác bảo cảm giác như ngực bị một tảng đá đè lên, đau tức lồng ngực căng ra khiến bác khó thở và đôi khi ngút thở. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay khò khè của bác.Nghe bác sĩ nói đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, nhiều trường hợp lên cơn hen nặng đã tử vong vì khó thở khi không được phát hiện và sơ cứu kịp thời.

 

  Hoảng quá, mấy người con của bác liền hỏi bác sĩ cặn kẽ về cách sơ cứu hen suyễn để những lúc bác lên cơn còn biết đường sơ cứu cho bác. Tôi thấy đây là bệnh phổ biến nên cũng muốn chia sẻ cho mọi người cùng biết về cách sơ cứu đối với bệnh nhân bị hen suyễn, tránh trường hợp ngoài ý muốn.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị hen suyễn nguyên văn theo lời bác sĩ dặn:

  • Bước 1: Lập tức đưa người bệnh dời khỏi tác nhân kích động cơn hen như phấn hoa, cây cỏ, bụi nhà, bụi chăn  …đến nơi thoáng khí. Không tập trung nhiều người quanh người bệnh.
  • Bước 2: Làm ấm cơ thể người bệnh, ngâm chân tay người bệnh vào nước ấm, tránh điều hoà, quạt ẩm.
  • Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường nằm). Ngồi hay nằm kê cao giúp người bệnh dễ thở hơn rất nhiều. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh. Trong khi người bệnh đang lên cơn hen, điều này càng khiến khó thở, nặng ngực và tức ngực hơn.
  • Bước 4: Sử dụng ngay thuốc trị hen phế quản dạng xịt. Thường chỉ cần xịt 1 – 2 lần là thuốc đã phát huy tác dụng, thuốc này ngấm nhanh và cắt cơn hen rất hiệu quả. Người bị hen phải luôn luôn mang theo thuốc này bên mình.
  • Bước 5: Nếu xịt vẫn không giảm được cơn hen, tiêm thuốc giãn phế quản bêta 2 dưới da cho người bệnh. Cơn hen lên nhanh, chấn thở mạnh khiến đường hô hấp gần như là tắc nghẽn hoàn toàn. Chính vì vậy, mọi thao tác xử lý cần phải nhanh, chính xác.
  • Bước 6: Người bị hen ở mức độ nhẹ sau khi xịt 1 hoặc 2 lần sẽ dần hồi phục. Khoảng 2 giờ thì có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên nếu thấy người bệnh vẫn khó thở, nặng ngực thì phải gọi ngay xe cấp cứu để được trợ giúp kịp thời.

 

 

  Các bước sơ cứu khẩn cấp khi bị lên cơn hen là kiến thức tối thiểu mà người nhà bệnh nhân cần biết để kịp thời ứng phó khi cần thiết. Bệnh hen suyễn không trị khỏi dứt điểm được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Bởi vậy, khi mắc bệnh đừng quá lo lắng, hãy yên tâm điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.Bác tôi cũng đã sống với hen suyễn 10 năm nay nhờ áp dụng những kiến thức mà bác sĩ căn dặn.

Hi vọng chia sẻ của HD CARE sẽ có ích cho mọi người.

HD CARE

Địa chỉ: 700 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP HCM

Hotline: 0969.414.414

 

Comments

comments

GỌI XE CẤP CỨU