Nguyên nhân gây ra chấn thương đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên?
Các nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương đầu ở những người trẻ tuổi là:
●Ngã
●Tai nạn ô tô
●Tai nạn xe máy, xe đạp
●Chơi thể thao
●Bị đánh đập hoặc ngược đãi thể chất
Trong hầu hết các trường hợp các vết sưng trên đầu trẻ sẽ phục hồi mà không có thêm bất kì vấn đề nào khác. Nhưng những trẻ bị va đập vào đầu đủ mạnh có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, một số chấn thương đầu ở trẻ làm chấn thương não nhẹ gọi là “chấn động não”.
Khi nào tôi nên tìm đến bác sĩ?
Bạn nên gọi bác nếu con bạn bị va đập vào đầu và vết thương không chỉ là vết sưng nhẹ.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu con bạn bị đau đầu và:
●Ngã từ độ cao hơn 1m đến 1,5m
●Nhỏ hơn 6 tháng tuổi
●Nôn ói nhiều lần
●Có một cơn co giật hoặc bất tỉnh
●Đau đầu dữ dội hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
●Gặp khó khăn khi đi bộ, nói chuyện hoặc nhìn, có vẻ lú lẫn hoặc hành động theo cách khiến bạn lo lắng
●Vẫn còn chóng mặt sau chấn thương.
●Có máu hoặc chất lỏng trong suốt chảy ra từ mũi hoặc tai
●Có một vết cắt vẫn chảy máu hoài sau khi bạn đã bang ép vết thương trong 10 phút
●Yếu hoặc tê ở bất kỳ phần nào trên cơ thể
●Rất cáu kỉnh hoặc không ngừng khóc
●Không thức dậy sau khi ngủ
●Bị chấn thương rất mạnh hoặc vật gây chấn thương va chạm rất nhanh
Tôi có thể tự làm gì để giúp trẻ sau khi bị chấn thương đầu không?
— Có. Nếu chấn thương không nghiêm trọng, bạn có thể:
●Đặt trẻ nằm xuống, giữ yên tĩnh hoặc cho trẻ nghỉ ngơi
●Cho trẻ uống đủ nước nếu trẻ nôn ói.
●Ép chặt vào vết thương đang chảy máu bằng một miếng vải hoặc gạc sạch. Ép chặt trong 10 phút.
●Chườm đá hoặc một túi nước lạnh trên bất kỳ vùng u hoặc sưng. Giữ trong 20 phút.
●Cho trẻ uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen (còn gọi là paracetamol) hoặc ibuprofen (tên thương hiệu: Advil, Motrin)
Theo dõi cẩn thận con của bạn sau một chấn thương đầu. Nếu vết thương trở nên tồi tệ hơn hoặc con bạn bắt đầu hành động kỳ lạ, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Bạn cũng có thể đưa trẻ thẳng đến bệnh viện.
Con tôi nên làm những xét nghiệm nào?
— Bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào mà con bạn nên làm dựa trên tuổi, triệu chứng và cơ địa. Hầu hết trẻ em bị chấn thương đầu không cần tới những xét nghiệm hình ảnh như X-quang hoặc MRI.
Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ có chấn thương nghiêm trọng, họ có thể sẽ yêu cầu thực hiện một xét nghiệm đặc biệt gọi là CT scan (còn gọi là “CAT scan”). CT scan tạo ra hình ảnh chi tiết về não và hộp sọ. Nó có thể cho thấy có hay không tình trạng chảy máu trong hộp sọ hoặc gãy xương.
Chấn thương đầu được điều trị ở trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào?
— Điều đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và những triệu chứng của trẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ theo dõi trẻ mà thôi.
Trẻ có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi bị chấn thương đầu không?
— Điều đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu bị chấn động não, trẻ không nên chơi thể thao cho đến khi bác sĩ xác nhận tình trạng của trẻ đã ổn định. Nếu trẻ bị 2 chấn thương ở đầu liên tiếp, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé trở lại hoạt động bình thường.
Có thể ngăn ngừa chấn thương đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên không?
— Dưới đây là một số lời khuyên an toàn có thể làm giảm khả năng con của bạn bị chấn thương đầu. Hãy chắc chắn rằng trẻ:
Hình 1. Đội mũ bảo hiểm vừa vặn.Một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn với đầu của trẻ phải che tới ngang lông mày và không thể di lệch lỏng lẻo quanh đầu. Quai đeo mũ phải tạo được hình chữ “Y” ngay dưới tai trẻ. Vùng dây quai dưới cằm cần thắt chặt vừa đủ để trẻ có thể mở miệng tối đa mà vẫn không bị cấn. ©2018 UpToDate
●Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy. Mũ bảo hiểm phải vừa vặn (Xem hình 1). Nếu mũ bảo hiểm đã hư hỏng, bạn nên vứt bỏ đi và mua mũ khác.●Được theo dõi chặt chẽ trong khi tự lái xe đạp / xe máy cho đến khi đủ tuổi để đi xe một mình
●Không sử dụng xe đạp, xe máy ngoài đường trừ khi trẻ có thể tự điều khiển xe. Cần dạy cho trẻ tuân thủ luật giao thông.
●Luôn được đặt ngồi ở ghế sau ô tô hoặc ghế riêng cho đến khi trẻ đạt chiều cao 1,5m. Bạn cần chắc chắn rằng ghế được bảo đảm an toàn và được lắp đặt đúng cách.
●Không để té ngã xuống cầu thang hoặc ra khỏi cửa sổ tại tầng hai trở lên. Gác cổng và bảo vệ có nhiệm vụ trông nom và bảo vệ trẻ nhỏ.
●Biết cách qua đường, nhìn hai bên cẩn thận đề phòng xe cộ. Trẻ nhỏ không bao giờ được phép băng qua đường một mình.
●Mặc đồ bảo hộ khi trượt ván, trượt tuyết hoặc chơi các môn thể thao khác bao gồm mũ bảo hiểm, bảo vệ miệng và kính mắt (kính cận hoặc kính bảo hộ).
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chấn thương đầu kín tại đây: https://hdcare.com.vn/co-cac-dau-hieu-cua-chan-thuong-dau-kin-sau-thi-nen-gap-bac-si-ngay
Nội dung từ UpToDate chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích hay khuyến cáo thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ, chẩn đoán hay điều trị nào cả. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay tình trạng bệnh lý nào, hãy tìm tới bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể. Việc sử dụng nội dung từ UpToDate được nêu trong Điều khoản sử dụng của UpToDate (UpToDate Terms of Use).